Đền Cờn Nghệ An là một trong những ngôi đền linh thiêng và nổi tiếng nhất tại Nghệ An, không chỉ là nơi thờ tự mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách và người dân bản địa. Hãy cùng khám phá ngay đền Cờn Nghệ An có điều gì đặc biệt nhé.
Đền Cờn Nghệ An ở đâu?
Đền Cờn Nghệ An hay còn còn là đền Mẫu Cờn Nghệ An, tọa lạc trên gò Diệc, vương mặt ra dòng sông Hoàng Mai, gần cửa biển Lạch Cờn của làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Khu vực xung quanh đền là một bức tranh thiên nhiên hài hòa, với biển xanh, cát trắng và những rừng cây xanh mát.
Đền Cờn mang trong mình giá trị lịch sử sâu sắc, được xây dựng vào thời nhà Trần và đã qua nhiều lần trùng tu, nâng cấp qua các triều đại khác nhau. Đền Cờn được coi là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất miền Trung, thu hút hàng ngàn du khách và tín đồ mỗi năm. Ngày 29/1/1993, đền Cờn Nghệ An được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Đền Cờn Nghệ An thờ ai?
Đền Cờn Nghệ An thờ Tứ vị Thánh Nương và dần trở thành nơi thờ Cờn Mẫu và các vị thần biển lớn nhất ở miền Trung. Theo sử sách ghi lại thì Tứ vị Thánh Nương bao gồm Thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương (con vua Tống Độ Tông) và bà nhũ mẫu.
Dù có nhiều giai thoại khác nhau, nhưng tất cả đều mang đến sự huyền bí và linh thiêng, tạo nên giá trị tâm linh đặc sắc cho ngôi đền Cờn độc đáo này. Người dân địa phương tin rằng, việc dâng hương và cầu nguyện tại đền Cờn sẽ mang lại bình an, may mắn và được sự bảo vệ từ các vị thần.
Kiến trúc đền Cờn Nghệ An
Đền Cờn Nghệ An không chỉ là địa điểm thu hút du khách bởi sự linh thiêng và huyền bí mà còn ở kiến trúc đền độc đáo và đa dạng. Đền được xây dựng vào thời nhà Trần (1225 – 1400), phát triển quy mô vào thời nhà Lê và được nhà Nguyễn nhiều lần trùng tu, có thể nói kiến trúc đền pha trộn giữa cuối thời kì nhà Lê và đầu nhà Nguyễn.
Tọa lạc tại vị trí non nước hữu tình, mang vẻ đẹp tự nhiên hài hòa giữa núi non và sông nước. Trông thế đứng như đầu chim phượng hoàng, với đôi cánh là hai dải đồi cát trải dài phía sau. Đôi mắt phượng hoàng chính là giếng Đò và giếng Đình, nằm trên hai ngọn đồi này, tạo nên một cảnh quan hùng vĩ và đầy huyền bí.
Từ sân đền, có 10 bậc đá dẫn đến tòa Nghi môn, một kiệt tác kiến trúc mang hình dáng chữ Công, gồm 2 tầng và 8 mái. Phía sau tòa Nghi môn là Chính điện, Trung điện và Hạ điện. Đặc biệt, tòa Ca vũ với 3 gian chính và 2 gian phụ được trang trí tinh xảo theo nhiều đề tài đặc sắc, tạo nên một không gian văn hóa độc đáo.
Đền được xây dựng cẩn thận với kết cấu bộ rường và lợp ngói mũi hài giúp đền luôn mát mẻ và nhờ vào đó có thể chống cự với bão lũ thường xuyên. Các chi tiết gỗ đều được chạm khắc công phu, tinh xảo, thể hiện tay nghề tài giỏi của người thợ ngày xưa. Đền Cờn Nghệ An hiện đang lưu giữ 142 hiện vật quý giá gồm các đại tự, chuông đồng cổ, bằng sắc, đồ tế khí, bia đá hai mặt, câu đối, các tượng đá và gỗ thời Lê.
Dù đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh, thiên nhiên và thời gian tàn phá nặng nề, ngôi Đền vẫn đứng vững chắc, là công trình có giá trị cao về mặt lịch sử và tâm linh, thể hiện sự phát triển bền vững của nghệ thuật và văn hóa tại đền Cờn.
Lễ hội đền Cờn Nghệ An
Lễ hội đền Cờn Nghệ An là một trong những lễ hội cổ nhất, diễn ra từ ngày 15/1 – 21/1 âm lịch hằng năm. Lễ hội diễn ra gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Biển – nét văn hóa tâm linh đặc trưng của xứ Nghệ. Đây là thời điểm mà du khách thập phương cùng nhau khám phá nét văn hóa độc đáo, mang đậm sắc thái sông nước của người dân.
Thường thì phần lễ và phần hội diễn ra đan xen nhau. Phần lễ bao gồm lễ khai quang, yết cáo, khai hội, cầu ngư, hợp tế, yết vị, đại tế và lễ tạ. Phần hội bao gồm nhiều hoạt động như triển lãm ảnh, thi tiếng hót chim chào xuân, thi đan lưới, bơi thuyền trên cạn, biểu diễn văn nghệ, cùng nhiều trò chơi dân gian đầy thú vị như kéo co, bóng chuyền, đẩy gậy, cờ thẻ, đua thuyền…
Lễ hội đền Cờn mang đến một sắc màu văn hóa, nghệ thuật và truyền thống hòa quyện hài hòa cùng trải nghiệm độc đáo và đầy màu sắc. Mỗi hoạt động đều góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa, tạo nên một bầu không khí sôi động và ấn tượng, khiến mọi người đều cảm nhận được sự đặc sắc và ý nghĩa của lễ hội đền Cờn Nghệ An.
Văn khấn đền Cờn Nghệ An
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Quan Đương niên Hành khiển, Thái tuế chí đức tôn thần.
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị đại vương.
- Cờn Mẫu và Tứ vị Thánh Nương.
Hôm nay là ngày: … tháng … năm …
Tín chủ con là: …
Ngụ tại: …
Tứ vị Thánh Nương được giao phó nhiệm vụ từ Thiên đình giáng lâm tại nước Việt Nam, làm Bản cảnh Thành Hoàng và cai quản một phương. Bấy lâu nay, các ngài đã ban phúc lành và che chở cho người dân. Con cùng cả gia đình thân tâm tới nơi đền Cờn Nghệ An, thành kính dâng hương, hoa, lễ vật.
Chúng con thành tâm kính lạy các chư vị thần linh, cầu xin các ngài phù hộ độ trì cho chúng con được bình an vô sự, công việc hanh thông, gia đạo hưng thịnh và mọi sự tốt lành. Chúng con thành tâm kính xin các vị thần linh chứng giám lòng thành, chấp nhận lễ vật, che chở cho gia đình chúng con luôn được bình an, mạnh khỏe, mọi điều tốt đẹp.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Đền Cờn Nghệ An là địa điểm tâm linh hấp dẫn, tiếp đón hàng ngàn du khách tham quan hằng năm. Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về đền Cờn Nghệ An được Alo Du Lịch tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến khám phá ngôi đền độc đáo và linh thiêng này.