Từ lâu, đền Bạch Mã ở đâu và thờ ai là câu hỏi luôn được nhắc đến bởi đây là một công trình lịch sử và văn hóa quan trọng, gợi nhớ sự vĩnh cửu của thủ đô suốt 1000 năm văn hiến. Du khách sẽ được đắm chìm trong không gian thanh tịnh, yên bình và khám phá những truyền thuyết lịch sử đặc sắc. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết đền Bạch Mã ở đâu và có gì đặc biệt nhé.
Đền Bạch Mã ở đâu?
Đền Bạch Mã (trấn Đông) là một trong “Tứ trấn” của kinh thành Thăng Long cùng với đền Voi Phục (trấn Tây), đền Kim Liên (trấn Nam), đền Quán Thánh (trấn Bắc), giúp bảo vệ, che chở bốn hướng, dựng xây kinh thành mạnh mẽ và thịnh vượng. Đền đón khách tham quan từ 8h00 – 11h00 và 14h00 – 20h00 trừ thứ hai. Vào đêm giao thừa, đền mở cửa suốt đêm để chào đón và hòa mình cùng không khí náo nhiệt đầu năm mới.
Nằm cạnh sông Tô Lịch và bến Hà Khẩu, qua thời gian dài, đền Bạch Mã đã trở thành di sản quý báu của dân tộc, là một địa điểm linh thiêng mang lại may mắn và bình an cho cả gia đình và đất nước. Trải qua bao sự kiện lịch sử văn hóa hào hùng, đền Bạch Mã không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là biểu tượng văn hóa và lịch sử quan trọng, quý báu, mang ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt không thể thay thế trong quá trình phát triển đất nước.
- Địa chỉ: Số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đền Bạch Mã Tứ trấn thờ ai?
Trả lời cho câu hỏi đền Bạch Mã ở đâu và thờ ai, đền Bạch Mã là đền thờ hiếm hoi chỉ tôn thờ đúng một vị thần là thần Long Đỗ – Bạch Mã Đại Vương. Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ IX. Vị thần Long Đỗ chỉ riêng trong nội thành thủ đô đã có tới 11 di tích thờ cúng, cho thấy tầm quan trọng của di tích lịch sử linh thiêng đền Bạch Mã trong đời sống tinh thần và văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Một lần, Đinh Bộ Lĩnh đi chinh chiến đã đến đền Bạch Mã ở phía đông thành Đại La cầu nguyện và sẽ sắc phong sắc thần nếu đánh bại được quân thù và thống nhất đất nước. Sau chiến thắng, triều Đinh được thành lập, Đinh Bộ Lĩnh lấy tên Đinh Tiên Hoàng để trị vì đất nước. Sau đó, vua đã mơ thấy vị thần tự xưng là thần Bạch Mã nhắc rằng vua chưa tổ chức đúng nghi thức để tôn vinh thần. Từ đó, vua đã phong tặng đền Bạch Mã tên là Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long nhưng trong quá trình xây dựng thành liên tục sụp đổ. Sau khi cầu nguyện tại đền Bạch Mã, liền thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra, xây theo vết chân ngựa thì mới đắp lũy thành công. Từ đó, thần được tôn làm Thành Hoàng Đại Vương. Đền Bạch Mã đã xuất hiện rất nhiều trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta, đem lại một giá trị tinh thần quan trọng và to lớn, lưu giữ trọn vẹn vượt dòng thời gian.
Kiến trúc độc đáo của đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã mang kiến trúc độc đáo và bắt mắt khi kết hợp nhiều phong cách từ thế kỉ 19. Bao gồm các khu vực chính: Nghi Môn, Đại Bái, Phương Đình, Thiên hương, cung cấm và nhà hội đồng. Vừa đặt chân vào, du khách sẽ bị cuốn hút bởi sự cổ kính, thanh tịnh và nét trang nghiêm của ngôi đền.
Không gian đền rộng rãi, thoáng mát, trồng nhiều cây xanh đem lại cảm giác bình yên và thanh tịnh. Các khu vực trong đền được xây dựng trang nghiêm, chạm khắc tỉ mỉ và chắc chắn. Khu thờ cúng thần Long Đỗ được bày trí trang trọng, những chi tiết đầu rồng, hoàng phi, câu đối được điêu khắc khéo léo, tỉ mỉ, hiện lên đầy sống động trên những loại gỗ quý.
Những cột gỗ lim vững chãi, được trang trí hình ảnh rồng phượng sơn son thếp vàng vô cùng tinh xảo. Mái đỡ được chế tác theo cấu trúc “giá chiêng chồng rường con nhị” và “hệ cùng 3 phương”, đem lại cảm giác long trọng, chắc chắn và kiên cố vượt thời gian. Kiến trúc độc đáo của đền đã góp phần biến nơi đây trở thành một di sản văn hóa nghệ thuật đẹp mắt và tinh xảo. Đây cũng là ngôi đền giữ huyệt thông âm, cho thấy được tầm nhìn và tài nghệ tuyệt hảo của người xưa.
Ngoài ra đền Bạch Mã còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị gồm kiệu thờ, hạc thờ, sắc phong, bia đá… Những bảo vật thần bí qua các triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn cũng được lưu giữ và bảo quản tại đền. Dạo bước trong đền, bạn sẽ bắt gặp 15 tấm bia đá ghi lại các sự kiện quan trọng, 13 hoành phi và bảng đá liên quan đến thần Long Đỗ.
Lễ hội đền Bạch Mã
Lễ hội đền Bạch Mã là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng, thu hút đông đảo du khách tham gia để tôn vinh thần Long Đỗ và cầu mong may mắn, bình an. Lễ hội được tổ chức từ ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch hằng năm với ý nghĩa cầu mong một mùa màng bội thu, người dân được sống ấm no và hạnh phúc.
Lễ rước kiệu là phần quan trọng nhất của lễ hội, mang tính truyền thống lâu đời và được tổ chức lộng lẫy. Kiệu thờ thần Long Đỗ được bày trí trang trọng, đoàn rước kiệu mặc trang phục truyền thống, đi kèm với trống, chiêng và các tiết mục múa lân, múa rồng tạo nên không khí sôi động và náo nhiệt. Lễ hội đền Bạch Mã không chỉ là sự kiện tôn giáo mà còn là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại truyền thống, tưởng nhớ công đức của các vị thần linh và thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng.
Đền Bạch Mã là biểu tượng tâm linh linh thiêng, có vai trò quan trọng trong lịch sử hào hùng và văn hóa ở Hà Nội. Những thông tin về đền Bạch Mã ở đâu và thờ ai được Alo Du Lịch tổng hợp, hy vọng giúp bạn hiểu thêm và gắn kết mạnh mẽ hơn với lịch sử của dân tộc ta.