Chùa Thiên Mụ nổi tiếng là ngôi chùa cổ kính, ẩn chứa nhiều câu chuyện ly kỳ và bí ẩn. Đặc biệt, bí ẩn cổng tam quan chùa Thiên Mụ luôn là nét độc đáo và thu hút sự tò mò của du khách khi đến thăm chùa. Hãy cùng khám phá ngay công trình cổng tam quan chùa Thiên Mụ cũng như chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của chùa để biết thêm về những điều thú vị, bí ẩn cũng như giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời của ngôi chùa nhé.
Đôi nét về chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ, khởi lập vào năm 1601, dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, được xem là một biểu tượng tâm linh thiêng liêng và kiêu hãnh của vùng đất cố đô Huế. Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, hòa cùng vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình với những hàng cây cổ thụ xanh mát, chùa Thiên Mụ toát lên sự bình dị và tĩnh lặng hệt như một bức tranh thủy mặc đầy sống động và nên thơ. Những tiếng chuông ngân vang mỗi sớm mai hay chiều tà như tiếng gọi của tâm hồn, dẫn dắt con người về với cội nguồn, với sự an lạc và thanh tịnh.
- Địa chỉ: Đồi Hạ Kê, phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cảnh vật nơi đây dường như trở nên thanh bình, bay bổng với những luồng gió thổi nhẹ từ sông Hương, mang theo hương thơm dịu mát của thiên nhiên và cảnh vật. Ngoài nét đẹp bình dị và an lạc được người đời ngợi ca, chùa Thiên Mụ còn nổi tiếng với những bí ẩn tâm linh huyền bí khó giải thích như bí ẩn cổng tam quan chùa Thiên Mụ. Nơi đây không chỉ là điểm đến để thư giãn và tịnh tâm mà còn là nơi giúp du khách hiểu thêm về những giá trị lịch sử lâu đời của một di sản đặc sắc đầy bí ẩn.
Sự tích chùa Thiên Mụ
Với bề dày lịch sử hơn 400 năm, trước đây trên gò đất xuất hiện một bà già mặc áo đỏ quần xanh và nói rằng: “Phải có chân chúa đến dựng chùa ở đây, để thu góp khí thiên và giữ vững long mạch”. Sau khi nói xong, bà biến mất. Từ đó, gò đất này được gọi là núi Thiên Mụ.
Trong một lần đi xem xét địa thế để xây dựng cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã phát hiện ngọn đồi Hà Khê với hình dáng tựa như con rồng đang quay đầu. Nhận thấy sự linh thiêng và phong thủy đặc biệt của nơi đây, chúa Nguyễn Hoàng đã quyết định xây dựng một ngôi chùa trên ngọn đồi này và đặt tên là chùa Thiên Mụ. Ngôi chùa từ đó không chỉ trở thành một nơi thờ phụng linh thiêng mà còn là điểm đến văn hóa, lịch sử đáng tự hào của người dân xứ Huế.
Kiến trúc chùa Thiên Mụ
Kiến trúc chùa Thiên Mụ nhìn từ góc nào cũng toát lên được sự cổ kính, đầy chất thi vị, khiến du khách không khỏi ngạc nhiên và say mê. Đã có những nét kiến trúc đi vào trong thơ ca mang sự trữ tình, hòa quyện giữa nghệ thuật tôn giáo và văn hóa dân tộc.
Điện Đại Hùng là chính điện được xây bằng xi măng và sơn màu gỗ đem lại cảm giác gần gũi và thân quen. Đây là nơi thờ Phật Di Lạc với dáng vẻ hiền hòa và nụ cười đầy nhân hậu. Ở trung tâm là tượng Tam Thế Phật, với bên trái là Văn Phú Bồ Tát và bên phải là Phố Hiến. Ngoài ra, khoảng đất phía sau điện là nơi an nghỉ của Pháp sư Thích Đôn Hậu – vị trụ trì đáng kính của chùa.
Tháp Phước Duyên được xây dựng vào năm 1844, ví như “linh hồn” của chùa, cao 21 mét với 7 tầng, mỗi tầng cao 2 mét và thờ mỗi vị Phật khác nhau. Qua nhiều năm, tháp đã mang dấu ấn thời gian, tô đậm thêm giá trị đặc sắc của kiến trúc cố đô Huế.
Khu mộ tháp cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm ở cuối khuôn viên chùa. Với tòa tháp cao 7 tầng nhưng nhỏ hơn tháp Phước Duyên, đây là nơi an nghỉ cuối cùng của vị Hòa thượng hiền lương đã cống hiến hết mình cho hoạt động ích đạo giúp đời.
Điện Địa Tạng nằm ngay sau điện Đại Hùng, một không gian tràn ngập sự thanh bình và tĩnh lặng. Trước mặt là khoảng sân rộng lớn với những hàng cây cổ thụ vươn cao tỏa bóng mát cùng hồ nước xanh mát, sẽ khiến lòng người như trút bỏ đi mọi muộn phiền và đau khổ.
Bí ẩn cổng tam quan chùa Thiên Mụ
Theo nhiều tài liệu xưa, cổng tam quan chùa Thiên Mụ chứa đựng rất nhiều bí ẩn và mang một vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo. Trên tầng hai của cổng tam quan chùa Thiên Mụ, phía sau tháp Phước Duyên, đã từng có một bức tranh vẽ con rồng to lớn với chi tiết trang trí tinh xảo, đang ngự trị giữa bầu trời mây đầy hùng vĩ. Tuy nhiên không rõ lý do, sau khi triều đại phong kiến kết thúc vào năm 1945, bức tranh đã được quét vôi che lại, điều này đã trở thành một bí ẩn tâm linh huyền bí.
Phần mái cổng tam quan chùa Thiên Mụ được lợp ngói và trang trí họa tiết hình rồng. Mỗi vách bằng đá đều có tượng hộ pháp để trấn giữ chùa. Tầng hai cổng tam quan chùa Thiên Mụ là nơi thờ chúa Nguyễn Hoàng và bà Thiên Mụ. Cổng tam quan chùa Thiên Mụ là cổng dẫn vào chùa có ba lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Quỷ – Thần. Hai bên lối đi có tượng hộ pháp trấn giữ đem lại sự cổ kính, linh thiêng và an lạc cho khách tham quan.
Vào đợt tu bổ năm 2003 – 2006, các thợ đã bóc tách 5 – 7 lớp vôi màu và phát hiện bức tranh rồng ẩn giấu bên dưới. Để bảo tồn cũng như phục chế bức họa, đơn vị thi công đã áp dụng những kĩ thuật mới, thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận để có thể giữ nguyên hiện trạng của bức tranh rồng đầy sống động và tinh xảo. Tuy nhiên, tôn trọng ý kiến của chùa, bức tranh rồng sau khi được phục chế, một lần nữa đã được che lại.
Theo TS. Phan Thanh Hải, dưới triều Nguyễn, chùa Thiên Mụ là quốc tự với kiến trúc theo quy chuẩn cung đình. Bức tranh rồng trên cổng tam quan chùa Thiên Mụ được xuất hiện vào đời vua Khải Định và Bảo Đại (1916 – 1945), nhưng bị che lại sau một thời gian ngắn. Sau khi triều Nguyễn kết thúc, chùa Thiên Mụ không còn là quốc tự. Để tránh ảnh hưởng của Nho giáo cũng như trở thành nơi chuyên tâm tu tập của các sư tăng, nhà chùa đã quyết định quét vôi che lấp bức tranh.
Chùa Thiên Mụ và kiến trúc cổng tam quan chùa Thiên Mụ luôn là nét độc đáo và ấn tượng, thu hút sự tò mò của du khách thập phương. Trên đây là toàn bộ thông tin và giải mã bí ẩn cổng tam quan chùa Thiên Mụ được Alo Du Lịch tổng hợp, hy vọng sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn những bí ẩn cũng như giá trị lịch sử lâu đời của ngôi chùa này nhé.