Đền 2 Bà Trưng Mê Linh Hà Nội là một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng và nổi tiếng, được thờ phụng, tưởng nhớ đến công lao to lớn cũng như là biểu tượng của tình yêu nước, chí khí kiên cường, bất khuất của hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị. Nơi đây còn là điểm đến linh thiêng và ghi lại dấu ấn lịch sử dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu đền 2 Bà Trưng Mê Linh Hà Nội có gì đặc biệt nhé.
Đôi nét về đền 2 Bà Trưng Mê Linh Hà Nội
Có nhiều nơi trên cả nước lập đền thờ hai Bà Trưng, khoảng 103 nơi rải rác hơn 9 tỉnh thành. Tuy nhiên, đền 2 Bà Trưng Mê Linh, Hà Nội có ý nghĩa lịch sử, văn hóa quan trọng hơn hết.
- Địa chỉ: thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thủ đô Hà Nội.
Đền 2 Bà Trưng Mê Linh, Hà Nội hay còn được gọi là đền Hạ Lôi, đền thờ 2 vị nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị. Nơi đây là một trong những di tích lịch sử quan trọng và linh thiêng, gắn liền với cuộc khởi nghĩa oanh liệt của hai vị nữ anh hùng. Năm 1980, đền 2 Bà Trưng được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng
Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị có cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan. Từ nhỏ, Hai Bà đã được nuôi dạy trong tình yêu nước, giỏi binh thư võ nghệ, nung nấu trong mình ý chí kiên cường, bất khuất và tinh thần yêu nước lớn lao.
Trưng Trắc kết duyên cùng Thi Sách, tuy nhiên Tô Định nhìn trúng Trưng Trắc sau nhiều lần ép vợ nhưng đều bị từ chối. Tô Định đã tìm cách giết cha và chồng chưa cưới của Trưng Trắc, bà đã thoát khỏi vòng quay và về Tiên La nay là Thái Bình cùng Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa.
Năm 40 (sau Công nguyên), Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ khởi nghĩa, kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nghĩa quân của Hai Bà đi đến đâu, quân Hán tan tác đến đó, đã chấm dứt ách thống trị tàn bạo của nhà Đông Hán.
Hai Bà Trưng tuy chỉ đưa nền độc lập gần 3 năm nhưng đã có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là biểu tượng của lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, ý chí quật cường của dân tộc ta không giao giờ bị dập tắt.
Đền thờ 2 Bà Trưng có gì?
Đền 2 Bà Trưng nằm trên một khu đất cao, có diện tích 129.824m², nhìn ra đê sông Hồng, chính nơi mà Hai Bà đã sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và đóng đô.
Không gian rộng lớn, được bao phủ bởi cây xanh nên cả ngôi đền đều rất bình yên và thanh tịnh. Hiện nay, đền thờ là nơi thờ phụng Hai Bà Trưng, thờ cúng thân phụ, thân mẫu của Hai Bà, thờ cúng thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, thờ các nữ tướng, nam tướng dưới triều Hai Bà Trưng đã hi sinh cho cuộc khởi nghĩa. Đặc biệt, nơi đây còn xây dựng nhà bia lưu niệm hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh.
Kiến trúc đền 2 Bà Trưng
Sau khi 2 Bà mất, nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ nhằm ghi nhớ công ơn cũng như thể hiện tinh thần yêu nước. Ban đầu, đền được dựng bằng tre, sau được xây gạch và lợp ngói vào triều Đinh (968 – 980). Năm 1881 – 1889, là đợt đền được trùng tu lớn và đổi hướng đến ngày nay. Sau đợt đại trùng tu, đền 2 Bà Trưng có quy mô hàng đầu trong số các di tích lịch sử của cả nước.
Lối kiến trúc của đền 2 Bà Trưng được xây dựng theo hình chữ “TAM” (chữ 三 cổ) lần lượt là Tiền Tế, Trung Tế, Hậu Cung, hai bên sẽ là Tả mạc và Hữu mạc.
Kiến trúc đền gồm các hạng mục như: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác chuông – gác trống, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ – thân mẫu Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ – thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các Nữ tướng thời Hai Bà Trưng, đền thờ các Nam tướng thời Hai Bà Trưng, nhà tả – hữu mạc, thành cổ Mê Linh, nhà bia lưu niệm hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh và mắt voi – vòi voi – hồ tắm voi – hồ bán nguyệt.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng
Lễ hội đền 2 Bà Trưng được tổ chức hằng năm từ mồng 4 đến mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Mục đích nhằm tưởng nhớ đến hai vị nữ anh hùng và nêu cao tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội được diễn ra theo nghi thức của nhà trước và truyền thống địa phương nên rất đông du khách ghé đến.
Cứ 5 năm 1 lần, sẽ tổ chức lễ rước kiệu Hai Bà Trưng và kiệu Thành Hoàng làng Hạ Lôi. Lúc bắt đầu, kiệu Trưng Trắc sẽ đi trước về đến làng thì kiệu Trưng Nhị sẽ đi trước. Đến cổng đền thì sẽ đảo lại, kiệu chị trước, kiệu em sau, người dân cùng chào đón kiệu của 2 Bà về làng.
Từ mồng 7 đến mồng 10 thì sẽ diễn ra lễ viếng lục bộ nữ tướng, cầu phúc, yến hạ, khao quân và tạ lễ. Du khách từ mọi nơi về hái lộc cầu may và tham gia cổ vũ những trò chơi dân gian như chọi gà, đấu vật, đánh đu, cờ tướng vô cùng náo nhiệt với quy mô lớn. Đây còn là dịp kết nối dân tộc, cộng đồng với những văn hóa, tín ngưỡng truyền thống.
Đền 2 Bà Trưng là di tích lịch sử và văn hóa cấp quốc gia, gắn liền với trang sử hào hùng dân tộc, lưu giữ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” từ bao đời nay. Những thông tin về đền 2 Bà Trưng được Alo Du Lịch tổng hợp, hy vọng sẽ giúp ích cho du khách trong hành trình tham quan những di tích lịch sử hào dùng của dân tộc ta.