Hãng hàng không Vietjet từng dính vào lùm xùm với tin đồn Vietjet bị kiện ở một số quốc gia liên quan đến tranh chấp tài sản. Thông tin vẫn chưa được xác minh bởi phía Vietjet nhưng khiến dư luận và những người quan tâm ngành hàng không chú ý. Vậy cụ thể thông tin này ra sao, nguồn cơn từ đâu và có thật Vietjet bị kiện hay không, cùng tham khảo qua bài cập nhật dưới đây.
Vietjet bị kiện ở những đâu?
Tin Vietjet bị kiện ở Anh
Thông tin Vietjet bị kiện tại Anh được lan truyền trên nhiều trang thông tin điện tử trong và ngoài nước. Cụ thể, một công ty chuyên mua bán nợ được ủy quyền bởi bên cho Vietjet thuê 4 chiếc máy bay, viết tắt là FWA. Đơn vị này đã nộp đơn tố cáo lên tòa án Anh cáo buộc hãng Vietjet Air đã không thanh toán tiền thuê 4 chiếc máy bay theo đúng thời hạn.
Tin tức này nhanh chóng được lan truyền và tạo ra nghi ngờ lớn trong dư luận, tuy nhiên điều này vẫn chưa được phía Vietjet hay cơ quan chức năng nào lên tiếng xác nhận.
Tin Vietjet bị kiện ở Singapore
Một nguồn tin cho hay, hãng hàng không Vietjet bao gồm 2 công ty cổ đông tại Singapore là Silva Star Capital và Polar Star Capital tiếp tục bị phía FWA đệ đơn kiện lên tòa án nước sở tại với cáo buộc “âm mưu ngăn cản việc thu hồi nhằm chiếm đoạt 4 chiếc phi cơ trị giá hơn 200 triệu USD”. Vụ việc này được cho là tiếp nối trong vụ kiện tụng lở dở liên quan ở Anh trước đó.
Trước loạt tin đồn Vietjet bị kiện ở Anh chưa được sáng tỏ, thông tin Vietjet bị kiện ở Singapore tiếp tục làm dấy lên nhiều tranh cãi và điều tiếng về uy tín cũng như lòng tin của dư luận và khách hàng đối với hãng bay này.
Vietjet Air bị kiện có thật không?
Vậy thông tin Vietjet bị kiện có thật không? Liên quan đến 4 chiếc phi cơ tranh chấp, phía Vietjet đang cố gắng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trong tranh chấp này. Cụ thể, trong giai đoạn đại dịch năm 2020 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, bên cho Vietjet thuê 4 chiếc máy bay nói trên đã đột ngột bán khoản tài trợ cho bên khác là FW Aviation Holdings 1 (FWA) và hợp đồng dài hạn sở hữu máy bay giữa Vietjet cùng bên cho thuê bị chấm dứt không hợp lệ.
Sự việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này từ phía cho thuê diễn ra vào đúng thời điểm đại dịch nóng nhất, các quốc gia phong tỏa và ngành hàng không thế giới cũng như tại Việt Nam gần như đóng băng. Theo đó, đôi bên đã đạt được một thỏa thuận rằng Vietjet sẽ chi trả số tiền thuê 4 chiếc máy bay trong thời gian phong tỏa do đại dịch.
Trong thời gian đại dịch hoành hành căng thẳng trên thế giới, Vietjet đã tham gia hỗ trợ chống dịch, vận chuyển hàng hóa y tế, vắc xin, đưa các y bác sĩ đến các vùng cần. Tài trợ xét nghiệm, cung cấp rất nhiều thuốc men, đồ ăn thức uống cho những khu cách ly bao gồm tại Việt Nam và các nước như Anh, Đức, Pháp… Những quốc gia này là những nước chuyên sản xuất và cung ứng phi cơ cho Vietjet.
Thời điểm đó, các bên tài trợ đã đột ngột bán các khoản tài trợ và 4 chiếc máy bay cho FWA nói trên cùng việc chấm dứt hợp đồng một cách đơn phương và không hợp lệ đối với Vietjet. Hãng bay này luôn thiện chí muốn tiếp tục thuê máy bay và sẽ thanh toán toàn bộ số tiền thuê đã thỏa thuận trước đó nhưng do khó khăn sau dịch chưa kịp để giải ngân thanh toán.
Đơn vị FWA là bên mua lại hợp đồng nợ và các khoản tài trợ của Vietjet đã không đồng ý và họ bắt đầu đâm đơn kiện hãng hàng không Vietjet kể từ tháng 08/2022. FWA đã tố cáo nhắm tới hãng Vietjet Air, các lãnh đạo của Vietjet bị kiện trong đó có bà Phương Thảo, các công ty cổ đông của Vietjet lên các tòa án tại Anh, Singapore với các cáo buộc đã đề cập ở trên.
Những thông tin được FWA công khai mang tính sai lệch về uy tín Vietjet và khả năng tài chính của hãng lan truyền khắp các trang báo và truyền thông nhiều nước.
Tại sao Vietjet không hoàn trả máy bay cho FWA
Vụ Vietjet bị kiện ở tòa Anh dự kiến sẽ được xét xử vào giữa năm 2024 tới đây. Trong thời gian chờ đợi, Vietjet và bên cho thuê thỏa thuận tạm thời bàn giao máy bay trên cơ sở theo thủ tục của Công ước CapeTown (CTC), công ước này tạo điều kiện cho các bên cho thuê máy bay dễ dàng thu hồi máy bay hơn trong các trường hợp vi phạm hợp đồng, mà Việt Nam là một thành viên của hiệp ước.
Thỏa thuận đang được thực hiện thì phía FWA đã không thông báo cho phía Vietjet một cách hợp lệ theo quy định, tháng 12/2022, FWA đã tự ý hủy đăng ký 4 chiếc máy bay nói trên và đăng ký cho chúng tại đảo quốc Guernsey. Điều này trái với quy định tại Việt Nam và khiến những chiếc máy bay này không thể được xuất trả theo yêu cầu.
FWA lại ngang nhiên nộp đơn kiện lên tòa án Anh để nhờ sự hỗ trợ từ tòa án nước này, ngay sau đó tòa án Anh đã bác bỏ yêu cầu của FWA. Điều này cho thấy Vietjet chiếm đoạt máy bay của FWA là không có cơ sở pháp lý.
Vụ việc đang tiếp tục được dư luận trông chờ, vụ việc sẽ sớm được đưa ra xét xử và với sự tự tin vào lẽ phải, các tin đồn sai lệch và vô căn cứ sẽ sớm bị dập tắt, Vietjet Air với sự phát triển không ngừng và vững bước trước thách thức luôn mang lại niềm tin cho khách hàng.
Như vậy, qua phân tích của Alo Du Lịch có thể thấy thông tin hãng hàng không Vietjet bị kiện chỉ xuất hiện trên các trang báo điện tử, mạng xã hội và một số bài báo không chính thống của các trang nước ngoài. Không có thông tin xác nhận nào từ phía Vietjet cũng như xác minh từ phía cơ quan chức năng. Những vụ việc có tầm ảnh hưởng lớn như vậy nếu không có tin đính chính thì quả thực chỉ là tin đồn không căn cứ.