Vietjet vỡ nợ là tin tức đáng chú ý trong thời gian gần đây của ngành hàng không nước ta. Vậy thông tin này có chính xác không hay chỉ là tin đồn thất thiệt. Chúng ta cùng xem qua bài viết dưới đây để có cái nhìn chính xác nhất về thông tin này.
Vietjet vỡ nợ không trả tiền thuê phi cơ?
Trước khi thông về việc Vietjet vỡ nợ lan truyền, hãng bay giá rẻ này đã bị cuốn vào một vòng xoáy xoay quanh việc thuê máy bay của một đơn vị nước ngoài. Cuối năm 2021, một tổ chức chuyên cho thuê máy bay có tên FW Aviation (Holdings) 1, tố cáo rằng Vietjet Air đã vi phạm hợp đồng bằng việc không thanh toán đúng hạn cho việc thuê 4 chiếc máy bay của họ. Sự việc đã được đưa ra tòa án Anh để giải quyết.
Tòa án Anh đã ra quyết định cho phía FW Aviation (Holdings) 1 thu hồi lại những chiếc máy bay của họ, và tòa án đã cam kết hỗ trợ quá trình này. Cũng liên quan đến vụ việc, một giám đốc điều hành của Vietjet Air trong thời điểm đó đã viết thư cam kết sẽ trả lại 4 chiếc máy bay theo yêu cầu.
Tiếp sau đó, một cổ đông của Vietjet ở Singapore đã đưa ra kiện cáo về việc thu hồi máy bay không hợp lý tới tòa án Hà Nội, cổ đông này cho rằng giám đốc điều hành kia không có thẩm quyền để quyết định trả hay không đối với 4 chiếc máy bay. Điều này đã dẫn đến tạm ngưng quá trình thu hồi máy bay từ phía FW Aviation (Holdings) 1 do quyết định của tòa án Hà Nội. Sự kiện này đã tạo thêm rắc rối cho Vietjet và liên tục làm dấy lên tin đồn về việc Vietjet vỡ nợ.
Tiếp tục theo dấu tin đồn, các trang thông tin trực tuyến khác tiếp tục đăng thông tin về Vietjet bị kiện tại Singapore liên quan đến 4 chiếc máy bay vẫn chưa được thu hồi. Cụ thể, Vietjet bị cáo buộc “âm mưu ngăn cản việc thu hồi để chiếm đoạt 4 chiếc máy bay trị giá hơn 200 triệu USD”. Mặc dù thông tin này chưa được xác nhận, nhưng nó đã làm gia tăng sự nghi ngờ về tình hình tài chính của Vietjet và thông tin hãng Vietjet vỡ nợ càng thêm nóng.
Phải vay tiền vì Vietjet vỡ nợ?
Vietjet Air cùng Tập đoàn tài chính Carlyle (Mỹ) đã cùng nhau ký kết thỏa thuận tài trợ gói mua tàu bay trị giá lên đến 550 triệu USD, hay nói cách khách Vietjet Air được tổ chức trên cho vay tiền để mua máy bay. Kết hợp với việc lùm xùm trước đó liên quan đến 4 chiếc máy bay cho thuê nhưng không được thanh toán, tin đồn Vietjet vỡ nợ lại càng thu hút quan tâm của dư luận.
Tiếp theo đó, trên một số trang mạng còn đưa tin trong năm 2022 Vietjet nợ gần 50.000 tỷ đồng, điều này càng làm cho việc người ta tin rằng Vietjet sắp vỡ nợ. Cụ thể, trong một bài báo với tiêu đề “Nợ phải trả của Vietjet Air tăng lên gần 50.000 tỷ đồng”, trong đó có đề cập tới báo cáo tài chính của Vietjet trong năm 2022.
Dẫn theo báo cáo tài chính trong năm 2022 của Vietjet, tài sản của Vietjet Air đạt 67.470 tỷ đồng tính đến ngày 30/09/2022. Trong số này, tài sản ngắn hạn được xác định là 40.400 tỷ đồng, trong đó có 2.067 tỷ đồng là tiền mặt và các khoản khoản tương đương tiền.
Báo cáo cũng cho biết rằng nợ của Vietjet đã tăng thêm 44% đạt đến 49.938 tỷ đồng. Các khoản nợ ngắn hạn tăng mạnh, góp phần làm cho tổng số nợ này tăng nhanh chóng. Với mức nợ gần 50.000 tỷ đồng vào quý III năm 2022, các tin đồn về việc Vietjet vỡ nợ đã lan rộng trên nhiều trang tin tức trực tuyến.
Tuy nhiên, thông tin được xác minh rằng Vietjet vay vốn từ Carlyle để mua thêm máy bay hiện đại nhằm gia tăng chất lượng và cũng như mở rộng quy mô hãng, không phải vay để trả nợ thuê máy bay như tin đồn. Về vấn đề nợ gần 50.000 tỷ đồng, tổng kết báo cáo tài chính cuối năm 2022 của Vietjet chỉ báo lỗ 2.171,3 tỷ đồng sau thuế, đây là một con số nhỏ đối với một hàng bay hàng đầu Việt Nam, thêm nữa, đây là lần đầu tiên Vietjet Air báo lỗ sau hơn 15 năm thành lập và phát triển.
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 của Vietjet càng ấn tượng hơn khi doanh thu hợp nhất của họ đạt 62,5 nghìn tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 344 tỷ đồng, qua đó cho thấy chỉ báo lỗ một năm duy nhất nhưng Vietjet đã lập tức vực dậy với lãi hàng trăm tỷ đồng trong năm sau, cho thấy thông tin Vietjet vỡ nợ là không chính xác.
Lý do xuất hiện tin đồn Vietjet vỡ nợ?
Với thông tin được đề cập ở trên, có thể thấy rằng tin đồn Vietjet vỡ nợ đa phần xuất phát từ những thông tin về trục trặc tài chính chưa được xác thực của hãng bay này. Điều này khiến nhiều kênh thông tin, trang mạng không chính thống đăng tải các thông tin không chính xác gây xôn xao dư luận.
Các đối tượng hay tổ chức có ý đồ cạnh tranh không công bằng tung ra những tin đồn nhằm gây mất lòng tin, ảnh hưởng đến uy tín của Vietjet Air. Là người quan tâm đến ngành hàng không Việt Nam và là người sử dụng mạng internet thông minh, bạn cần cảnh giác trước những thông tin không chính thống, sai sự thật.
Qua bài viết được Alo Du Lịch tổng hợp trên, có thể thấy tin tức Vietjet vỡ nợ là không chính xác hay nói cách khác là hoàn toàn sai sự thật. Vietjet Air những năm qua không ngừng phát triển mặc dù trải qua đại dịch gây thiệt hại không nhỏ cho ngành hàng không, hãng không ngừng nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất và phát triển thành hãng bay hàng đầu quốc gia và cả khu vực.